-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lưu ý khi pha sữa công thức cho bé
14/10/2021 Đăng bởi: Phạm Hương
1. Những lưu ý khi pha sữa công thức cho bé
1.1. Lượng sữa công thức thích hợp
- Từ 5 ngày tuổi – 3 tháng tuổi, mỗi ngày một em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng sẽ cần khoảng 150ml sữa công thức trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bé nặng 3 kg thì sẽ cần 450ml sữa công thức mỗi ngày.
- Từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
- Từ 6 – 12 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần khoảng 90 -120ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Trẻ sinh non tháng cần được uống nhiều sữa hơn. Ban đầu, mỗi ngày, bé thường cần khoảng 160-180ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, cha mẹ cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn trước khi quyết định mình sẽ làm gì. Nếu lo lắng về sức ăn và mức độ tăng trưởng của bé, những lời khuyên từ bác sĩ là rất cần thiết.
1.2. Nguyên tắc vệ sinh
Để phòng tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể của bé, cha mẹ nên chú ý vấn đề vệ sinh khi pha sữa. Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải được sạch sẽ. Tiếp đến, mẹ cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở nắp hộp .
Khi pha sữa, mẹ nên làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Các chỉ số chính xác rất quan trọng để đảm bảo em bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng. Đun sôi nước sạch, dùng nước mới và không để nước nguội lâu hơn 30 phút trước khi dùng để khuấy sữa công thức. Nước nóng giúp diệt vi khuẩn có thể có trong bột sữa.
Đổ đúng lượng nước sôi quy định vào bình sữa. Tiếp đến, dùng thìa đong đi kèm trong hộp sữa công thức để đo chính xác đúng và đủ lượng sữa bột mỗi lần dùng. Thìa đong của từng loại sữa công thức có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn những sản phẩm của hãng khác nhưng mẹ không bao giờ sử dụng một nửa thìa hay một thìa vun, một thìa nén chặt. Mẹ chỉ cần múc 1 thìa sữa đầy, gạt ngang là được. Sau đó, đổ bột sữa vào bình sữa đã chứa sẵn nước lúc nãy, vặn nắp vặn, đậy nắp ngoài rồi lắc nhẹ để hoà tan hỗn hợp.
Vi trùng rất dễ sinh sôi trong sữa pha sẵn, nên các mẹ chỉ nên chuẩn bị sữa ngay trước khi cho bé uống. Không nên pha 2-3 bình để sẵn. Nếu đi ra ngoài trong ngày, cách an toàn nhất là các mẹ nên trữ nước sôi để nguội và chia lượng sữa bột cần thiết trong dụng cụ chia sữa. Khi cần cho bé uống mới pha thành hỗn hợp sữa mới.
Khi hộp sữa đã dùng hết, các mẹ phải bỏ đi cùng với cả thìa đong đi kèm trong hộp sữa.
1.3.Làm ấm sữa cho bé
Mẹ nên lưu ý không bao giờ làm ấm bình sữa trong lò vi sóng. Lò vi sóng sẽ làm sữa nóng lên không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây phỏng miệng bé.
Các mẹ có thể làm ấm bình sữa bằng cách ngâm trong 1 cái chậu chứa nước nóng khoảng 10 phút. Ngoài ra, trước khi cho con uống, mẹ nên kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay của mình. Nếu nó quá nóng, mẹ có thể làm mát bình sữa bằng cách để dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một cái chậu nhỏ chứa nước mát. Nhớ kiểm tra lại độ nóng trên cổ tay của mình trước khi cho bé uống.
1.4. Không bao giờ dùng lại sữa thừa
Mẹ nên ghi nhớ, dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần bú và phải vứt bỏ lượng sữa thừa khi bé bú không hết. Không bao giờ tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại vào lần sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì lượng sữa này có thể đã nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
1.5. Không pha trộn thêm thức ăn khác
Mẹ không tùy tiện thêm các thực phẩm khác, chẳng hạn như ngũ cốc vào trong bình sữa... Nếu nghĩ rằng em bé cần được ăn nhiều hơn khuyến cáo, nên tìm gặp người có chuyên môn để được tư vấn.
Mẹ có thể nghe người thân hay bạn bè khuyên nên cho thêm một vài thứ vào sữa - thường là nước rau quả hay thực phẩm - để giúp bé tăng cân hay ngủ ngon hơn. Dù họ nói rằng họ đã làm vậy và có kết quả tốt, các mẹ nên biết rằng mỗi đứa trẻ đều khác biệt và thứ tốt với trẻ này có thể không tốt với trẻ khác.
1.6. Dùng nước gì để pha sữa cho bé
Nước dùng để pha sữa cho bé phải là nước lọc đã đun sôi. Không được phép dùng nước lã, nước tinh khiết hay nước khoáng để pha. Nhiều người nghĩ rằng dùng nước khoáng để pha sữa cho bé sẽ rất tốt và tiện hơn vì không mất công đun nước sôi. Tuy nhiên điều này sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa công thức.
Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên không thể chuyển hóa thành công các khoáng chất có trong nước khoáng. Nếu dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé, lâu ngày sẽ hình thành sỏi trong thận.
1.7. Nhiệt độ nước pha sữa lý tưởng cho bé
Đa phần các loại sữa công thức đều yêu cầu nước pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C (trong hướng dẫn sử dụng đã ghi rõ với từng loại sữa). Một số sữa có chứa một lượng nhỏ vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các cấu trúc của các vitamin, làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa. Các loại sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn probiotic nếu pha nước nhiệt độ quá nóng cũng làm giết chết các lợi khuẩn này.
1.8. Thưởng thức cùng con
Bữa ăn chính là thời gian mọi người ở và giao tiếp cùng nhau. Cũng như người lớn, trẻ em và cả các bé sơ sinh đều thích nói chuyện khi chúng đang được “ăn”. Khi mẹ cho bé dùng sữa công thức, ẵm sát bé vào người, để bé nhìn thấy mặt bạn và thì thầm to nhỏ cùng bé. Điều này sẽ là một trải nghiệm rất thú vị cho cả 2 mẹ con.
Sau đó, mẹ cần cất bình đi ngay sau khi bé đã bú đủ. Tuyệt đối mẹ không để bé tự bú bình một mình và bỏ đi để bé tự xoay sở. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nghẹt thở. Về lâu dài, bé còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa và sâu răng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng rất nhạy cảm, việc sử dụng sữa công thức không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch non nớt của trẻ sau này. Một đứa trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt thì cần phải có một hệ tiêu hóa tốt.
2. Hướng dẫn pha sữa công thức
Hãy chú ý, mẹ luôn cần phải:
- Rửa tay thật kỹ và chắc chắn rằng khu vực chuẩn bị pha sữa được sạch sẽ.
- Kiểm tra hạn sử dụng dưới đáy hộp hoặc trên bao bì để đảm bảo sữa bột không phải là sữa quá hạn.
- Pha hết sữa trong vòng một tháng kể từ ngày mở miếng thiếc. Sau một tháng, hãy loại bỏ sữa dù còn hay không.
- Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất một cách nghiêm ngặt. Đảm bảo sự chính xác về lượng sữa khi pha là rất quan trọng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
- Đun sôi nước sạch trong ấm đun nước hoặc nồi.
- Đừng để nước sôi ở ngoài nhiệt độ phòng lâu hơn 30 phút trước khi pha sữa cho trẻ sơ sinh bởi nước nóng sẽ giúp diệt vi khuẩn (những mầm bệnh) ẩn trong sữa bột.
- Đổ lượng nước nóng cần thiết vào bình sữa.
- Lưu ý hãy sử dụng muỗng đi kèm với hộp sữa để có thể đo chính xác lượng sữa bột. Một muỗng sữa có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào từng nhãn hiệu sữa khác nhau. Đừng bao giờ đong nửa muỗng vì nó có thể không chính xác lượng sữa. Thay vào đó hãy đổ đầy thể tích muỗng và sau đó có thể đổ lượng sữa thừa đi.
- Khuấy đều sữa bột bằng dao hoặc thìa vô trùng (lưu ý không được nén sữa xuống). Sau đó hãy đổ sữa bột vào bình đựng nước sôi.
- Đóng nắp bình sữa và lắc cho đến khi sữa được trộn đều.
Lưu ý, chỉ nên pha một bình sữa mỗi lần cho bé uống vì mầm bệnh có thể dễ dàng phát triển trong sữa đã được pha chế và trữ trong một khoảng thời gian dài.
- Hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ một ít sữa vào cổ tay và cảm nhận nhiệt độ bằng da bạn. Nếu sữa quá nóng, hãy làm mát bình sữa dưới vòi nước mát hoặc ngâm trong thùng chứa nước mát. Hãy nhớ kiểm tra lại nhiệt độ sữa bằng cổ tay của bạn trước khi cho bé uống.
- Nếu phải ra ngoài suốt ngày, hãy mang theo nước nóng trong bình nước nóng và sữa bột, sau đó pha cho bé trước khi bé cần uống.
- Khi hộp sữa đã hết, hãy vứt bỏ muỗng múc cùng với hộp sữa.
- Hãy đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận nếu mẹ thay đổi nhãn hiệu sữa bột để đảm bảo mẹ pha đúng lượng nước và sữa.
Mặc dù sữa mẹ là tốt nhất đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên khi điều kiện không cho phép người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì có thể sử dụng sữa công thức cho bé để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là trong những năm đầu đời.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.